Những mặt Tích cực và hạn chế của ngành du lịch

 Du lịch là một trong những ngành thúc đẩy nền kinh tế phát triển, mang lại ngoại tệ lớn cho đất nước. Ngoài mặt tích cực thì không ít những mặt hạn chế. Bài viết dưới đây chúng tôi xin tổng hợp đưa ra những mặt tích cực và tiêu cực của ngành du lịch để du khách và bạn đọc có thể nghiên cứu và tham khảo cho công việc của mình nhé



Những mặt tích cực của ngành du lịch

Phát triển du lịch có rất nhiều ý nghĩa tích cực tác động lớn đến đời sống kinh tế xã hội cũng như cả một đất nước. Dưới đây là một số những mặt tích cực của ngành du lịch như:

1. Ngành du lịch có ý nghĩa hết sức to lớn về mặt kinh tế

a. Mang lại ngoại tệ cho đất nước

Khác với việc xuất khẩu hàng hóa thông thường là đưa hàng hóa ra nước ngoài để thu ngoại tệ về, xuất khẩu du lịch lại thu ngoại tệ từ việc khách trả tiền cho các hoạt động của mình khi họ đến du lịch tại nước sở tại.

Khách từ nước ngoài đến du lịch tại Việt Nam được xem như là hoạt động xuất khẩu du lịch, nghĩa là khi một người có thu nhập từ nước ngoài đến du lịch tại Việt Nam đồng nghĩa với việc luồng ngoại tệ đã chảy vào Việt Nam, hoạt động tiêu tiền

(dùng tiền để mua hàng hóa trong nước) của khách du lịch nước ngoài tại Việt Nam chính là hoạt động xuất khẩu du lịch của Việt Nam. Khi khách du lịch đến Việt Nam càng nhiều thì dòng ngoại tệ đổ vào Việt Nam cũng sẽ tăng lên góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ của một quốc gia.

b. Du lịch làm tăng tổng sản phẩm quốc nội GDP

Du lịch (nói chung) góp phần làm tăng GDP (tổng sản phẩm quốc nội) cho nền kinh tế quốc dân. Du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể và hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa… của đất nước.

c. Du lịch là một trong các hoạt động xuất khẩu có giá trị cao

Du lịch là  hoạt động  xuất  khẩu, tuy  nhiên hoạt động xuất  khẩu  du lịch  không giống như hoạt động xuất khẩu hàng hóa khác, nó mang lại hiệu quả cao hơn vì những lý do sau:

Xuất khẩu du lịch là hoạt động “xuất khẩu tại chỗ” và có lợi thế hơn xuất khẩu

Xuất khẩu du lịch là hoạt động “xuất khẩu tại chỗ” và có lợi thế hơn xuất khẩu thông thường về nhiều mặt :

d. Thúc đẩy các ngành nghề khác cùng phát triển

Sản phẩm du lịch được cấu thành từ rất nhiều các sản phẩm đơn lẻ khác nhau như: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, vui chơi giải trí… đây là sản phẩm của rất nhiều ngành kinh doanh. Ví dụ: để có một sản phẩm ăn uống phục vụ khách du lịch, nhà hàng phải sử dụng rất nhiều sản phẩm khác nhau như: Sản phẩm nước uống đóng chai, bia rượu của doanh nghiệp giải khát, sản phẩm thủy sản của doanh nghiệp chế biến thủy sản, rau, hoa quả của các doanh nghiệp trồng trọt, thịt của các doanh nghiệp chăn nuôi,

e. Tạo công ăn việc làm cho người lao động

Đặc thù của ngành du lịch là có hệ số sử dụng lao động rất cao, do đó du lịch là ngành tạo cơ hội tìm kiếm công ăn việc làm cho người dân trong xã hội. Cụ thể:

  • Tạo ra nhiều việc làm trực tiếp như công việc tại các khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch…
  • Tạo ra việc làm gián tiếp như cung cấp lương thực thực phẩm, xây dựng…

f. Góp phần làm tăng ngân sách thuế cho nhà nước

Khách du lịch khi đi du lịch sử dụng các dịch vụ nơi đến thì trong hóa đơn chi tiêu của họ bao gồm cả thuế nộp cho nhà nước, số lượng khách đến càng nhiều thì thuế họ phải nộp càng lớn

Những mặt tiêu cực hạn chế của ngành du lịch

Bên cạnh những mặt tích cực của du lịch thì không ít những mặt tiêu cực hạn chế có thể kể đến đây như: ô nhiễm môi trường, giảm giá trị văn hóa không phù hợp, gây ra lạm phát…

1. Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch đã có những tác động tiêu cực nhất định đến môi trường do tốc độ phát triển quá nhanh trong điều kiện còn thiếu phương tiện xử lý môi trường, nhận thức của con người và biện pháp, công cụ quản lý nhà nước về môi trường còn hạn chế.

2. Du nhập văn hoá không phù hợp với thuần phong mỹ tục

Du lịch phát triển sẽ tạo ra sự hội nhập của các vùng văn hóa, từ đó sẽ có nguy cơ những luồng văn hóa không lành mạnh ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của người dân địa phương (lối sống, cách ăn mặc, ứng xử, quan hệ cộng đồng…).

3. Nguy cơ giảm giá trị các tác phẩm nghệ thuật và đồ thủ công

Trong nhiều trường hợp, các tác phẩm nghệ thuật sản xuất để bán cho du khách trở nên ít chi tiết, ít cẩn thận và ít chân thực. Vì họ cho rằng du khách sẽ mua bất kỳ thứ gì tại nơi đến du lịch. Không những vậy, việc sản xuất đồ thủ công, tác phẩm nghệ thuật với số lượng lớn, làm bằng máy móc thay vì thủ công, các tác phẩm nghệ thuật đã bị thương mại hoá, làm giảm giá trị của các tác phẩm nghệ thuật đó.

>> Nguồn bài viết: https://moretravel.vn/tich-cuc-va-tieu-cuc-cua-nganh-du-lich/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lý do nên lắp đặt rèm cửa giá rẻ tphcm cho không gian sống, và phòng làm việc

Báo giá Rèm cửa Văn Phòng, rèm cuốn, cầu vồng Giá rẻ Đẹp Hà Nội

Báo giá rèm cửa các loại, đẹp giá rẻ, chống nắng Khuyến mại-30%